Tên gọi Cây Sa Kê Tên khác : Cây Sa Kê, Cây Bánh Mì Tên khoa học : Artocarpus altilis
Phân bố Cây Sa Kê - Có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và các Đảo Thái Bình Dương - Hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm đặc trưng Cây Sa Kê - Xa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m. - Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Lá Sa Kê chia 3-9 thùy thuôn dài, cuống mập, rụng để sẹo trên cành - Các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả. - Quả Sa Kê là dạng quả giả, có nhiều quả phức cùng mọc chụm trên thân nhìn giống chùm hình trứng. Qủa Sa Kê giống dạng quả mít nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Qủa có thể dùng để luộc ăn, say lấy bột chiên hoặc nấu rượu. Một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa
Kỹ thuật chăm sóc cây Sa Kê - Cây Sa Kê thường được nhân giống cây bằng cách giâm cành, ít khi dùng hạt vì tỷ lên nảy mầm không cao. - Cây Sa Kê có tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa sáng hoặc chịu bóng một phần. - Cây sinh trưởng và cho quả chất lượng trong điều kiện đất ẩm, giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước.. - Thích hợp nhất với đất và khí hậu ven biển.
Cây Sa Kê Chữa Bệnh
Sa kê còn có tên gọi là "cây bánh mì", tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm. Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, trong nước được trồng nhiều ở phía Nam. Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh sau: Cây Sa Kê 1. Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận
Dùng lá sa kê tươi (2 lá - độ 100 gr), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.
2. Trị tiểu đường týp 2
Lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày.
3. Chữa viêm gan vàng da
Dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (ch* đ*) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 - 50 gr cỏ mực khô. Tất cả để chung, nấu nước để uống trong ngày.
4. Trị chứng huyết áp cao dao động
Dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong ngày.